top of page
Ảnh của tác giảGOBRANDING KT

Chi phí kế toán là gì? Phân biệt chi phí kế toán và chi phí thuế

Đã cập nhật: 18 thg 6

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa chi phí kế toán và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, hiểu nhầm rằng chúng là một. Tuy nhiên, thực tế là hai loại chi phí này có những đặc điểm riêng biệt. Bài viết dưới đây ZILLION sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sự khác biệt cụ thể về quy định và tính chất của cả hai loại chi phí này.


Chi phí kế toán là gì?

Chi phí kế toán là tổng hợp của tất cả các chi phí mà một doanh nghiệp phải chi trả khi thực hiện sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Những khoản chi phí kế toán bao gồm khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng, việc mua sắm nguyên liệu và vật liệu cũng như việc trả tiền lương cho nhân viên và thanh toán lãi khi vay vốn,... Những khoản chi phí này thường dựa vào số lượng sản phẩm cần sản xuất hoặc dịch vụ cần cung cấp.


Chi phí kế toán là gì?
Chi phí kế toán là gì?

Chi phí kế toán luôn được thể hiện qua các giao dịch tài chính như việc chi trả tiền mặt để đầu tư vào sản xuất và kinh doanh. Một điểm quan trọng là, chi phí này có thể dễ dàng được ghi chép trong sổ sách kế toán và kiểm tra bởi người khác điều này giúp quản lý và phân tích chi phí để đưa ra quyết định kinh doanh và định hướng tài chính và giúp đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ với quy định kế toán cơ bản.


>> Xem ngay: Lựa chọn phần mềm kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ


Phân biệt chi phí kế toán và chi phí thuế

Việc phân biệt chi phí kế toán và chi phí thuế là một khía cạnh quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ và tối ưu hóa cách quản lý tài chính của mình. Dưới đây, chúng ta sẽ đi vào chi tiết để phân biệt giữa hai loại chi phí này.


Sự khác nhau về quy định

  • Chi phí kế toán: Tuân theo luật kế toán và bao gồm các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Tính toán dựa trên nguyên tắc kế toán cơ bản và thể hiện qua sổ sách kế toán.

  • Chi phí thuế: Phục vụ việc tính thuế và tuân theo luật thuế. Thường có thể lớn hơn chi phí kế toán do có những khoản chi phí được chấp nhận theo luật kế toán nhưng cần tuân theo quy định thuế để được ghi nhận là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

Chi phí kế toán và chi phí thuế khác nhau về quy định
Chi phí kế toán và chi phí thuế khác nhau về quy định

Các trường hợp cụ thể

Các khoản chi phí không có hóa đơn, chỉ có hóa đơn bán lẻ:

  • Theo luật kế toán: Được tính vào chi phí kế toán và ghi nhận theo số thực chi.


Ví dụ:

Công ty A mua một máy tính xách tay giá trị 20 triệu đồng vào ngày 19/10/2023 từ một cửa hàng máy tính. Họ đã thanh toán bằng tiền mặt, nhưng cửa hàng máy tính chỉ cung cấp hóa đơn bán lẻ mà không kèm theo hóa đơn GTGT. Theo luật kế toán, đây là một khoản chi phí hợp lý và công ty A sẽ hạch toán vào chi phí quản lý như sau:

  • Nợ TK 6412: 20.000.000 đồng;

  • Có TK 111: 20.000.000 đồng.


  • Theo luật thuế: Chúng không được coi là chi phí hợp lý trừ khi có bảng kê theo mẫu 01/TNDN - Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn.

Ví dụ:

Ngày 19/10/2023, Công ty Xây Dựng Xanh mua nguyên vật liệu xây dựng trị giá 25 triệu đồng từ một nhà cung cấp vùng nông thôn. Nhà cung cấp này không cung cấp hóa đơn GTGT hoặc bất kỳ hóa đơn nào khác. Để xác định chi phí đầu vào hợp lý, Công ty Xây Dựng Xanh lập bảng kê mẫu 01/TNDN.

Các khoản chi phí không có hóa đơn, chỉ có hóa đơn bán lẻ
Các khoản chi phí không có hóa đơn, chỉ có hóa đơn bán lẻ

>> Xem thêm: Phân biệt, so sánh giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính


Chi phí khấu hao tài sản cố định:

  • Theo luật kế toán: Trích khấu hao theo thời gian ước tính sử dụng.

  • Theo luật thuế: Tuân theo quy định tại thông tư 45/2013/TT-BTC. Sự khác biệt này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp lựa chọn số năm tính khấu hao theo quy định thuế để hạch toán.


Chi phí phạt về vi phạm hành chính:

  • Theo luật kế toán: Tính vào chi phí kế toán và ghi nhận vào sổ sách kế toán.

  • Theo luật thuế: Không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.


Ví dụ:

Công ty ABC tháng 08/2023 bị phạt vi phạm giao thông vì xe tải của công ty vi phạm luật giao thông khi vượt tốc độ giới hạn. Phạt giao thông là 3.000.000 đồng.


Theo luật kế toán, hạch toán chi phí:

  • Nợ TK 811: 3.000.000 đồng.

  • Có TK 3339: 3.000.000 đồng.

Theo luật thuế: Công ty phải loại khoản chi phí này ra khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp vì là chi phí không hợp lý.



Chi phí phạt về vi phạm hành chính
Chi phí phạt về vi phạm hành chính

Chi phí tiền lương của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên:

  • Theo luật kế toán: Tính vào chi phí kế toán và ghi nhận.

  • Theo luật thuế: Không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Ví dụ:

Công Ty Trí Thành trong năm 2023 chi trả tiền lương cho CEO của công ty, tổng cộng là 300.000.000 đồng.


Theo luật kế toán, hạch toán:

  • Nợ TK 642: 300.000.000 đồng.

  • Có TK 334: 300.000.000 đồng.


Theo luật thuế: Công ty vẫn hạch toán vào chi phí, và cuối năm loại chi phí này trong chỉ tiêu B4 của bảng quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.


Khám phá: Phần mềm kế toán là gì? Lợi ích của phần mềm kế toán mang lại

Chi phí lãi vay của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế:

  • Theo luật kế toán: Tính toàn bộ phần chi phí trả lãi theo lãi suất thực tế và ghi nhận vào sổ sách kế toán.

  • Theo luật thuế: Chỉ tính vào chi phí hợp lý phần chi phí lãi vay không vượt quá mức 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm vay.

Ví dụ:

Công ty Vận Tải Tín Thành trong năm 2023 vay 1 tỷ đồng từ một ngân hàng để mua thêm xe tải mới. Lãi suất vay là 12% năm. Tuy nhiên, lãi suất cơ bản theo ngân hàng nhà nước là 7% năm.


Theo luật kế toán: Hạch toán chi phí lãi vay

  • Nợ TK 635: 1,000,000,000 x 12%/12 = 100,000,000 đồng.

  • Có TK 112: 100,000,000 đồng.


Theo luật thuế: Chỉ được tính phần chi phí lãi vay tương ứng với lãi suất 150% lãi suất cơ bản: 1,000,000,000 x (7%*150%)/12 = 87,500,000 đồng.


Vừa rồi là những chia sẻ từ ZILLION về chi phí kế toán là gì và cách phân biệt với chi phí thuế, hy vọng rằng chúng có thể hỗ trợ bạn một phần nào đó trong quá trình làm công việc kế toán của bạn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc có nhu cầu cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại (+84) 985686063 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng và miễn phí nhé!


Khám phá các bài viết liên quan:

Bảng mô tả công việc kế toán trưởng trong doanh nghiệp chi tiết

46 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page